Chủ nhật - 04/06/2017 21:36
Khái niệm về quy tắc 80/20 đã tồn tại trong một thời gian dài. Và trong thực tế, hầu như mọi người đều không để ý đến nó. Tuy nhiên, đây là phương pháp đơn giản và phù hợp, nó có thể sử dụng trong mọi trường hợp – bao gồm cả quản trị thương hiệu.
Trong quyển sách quy tắc 80/20 quản trị thương hiệu, một ví dụ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu: “Bạn là chủ doanh nghiệp hãy ứng dụng quy tắc này để cải thiện kinh doanh. Ví dụ, bạn có thể phân tích sản phẩm hiện tại và tập trung tất cả nỗ lực bán 20% sản phẩm để tạo ra 80% lợi nhuận.”
Tuy nhiên bạn hạy nhìn nhận từ phía khách hàng đánh giá thương hiệu của bạn như thế nào ? Thực tế thì họ không nói về logo. Khách hàng có thể nói nhiều điều khác nhau về thương hiệu nhưng sẽ một vài chủ đề bổ sung cho những điều họ đang nói. Ví dụ: khách hàng Amazon có thể nói về các lựa chọn vận chuyển tuyệt vời và linh hoạt.
Người sử dụng Apple sẽ nói về thiết kế và trải nghiệm sử dụng, không giống như câu chuyện của những người bán hàng thường nói. Và sau đây là cách doanh nghiệp nhận diện 20% thương hiệu để tạo tiếng vang và tập trung các nỗ lực của mình vào nó.
Chìa khóa quan trọng của quy luật 80/20 là ‘cuộc cách mạng thời gian’ – yếu tố giúp bạn xác định được 20% nhiệm vụ đầu tiên sẽ sản sinh ra 80% thành công và sau đó chuyển sự tập trung của bạn vào những nhiệm vụ đó.
“Quản lý thời gian không phải là một người bạn. Nó giống như một nhiệm vụ ám sát” – Richard Koch, quy luật 80/20
Các khách hàng của BeardBrand thường trò chuyện về phong cách, sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Các quan niệm về cuộc trò chuyện của khách hàng cũng phù hợp với cách thức một thương hiệu lắng nghe và có những hoạt động phản hồi lại khách hàng.
Nếu giá trị và mô hình kinh doanh không có sự liên kết với khách hàng, doanh nghiệp của bạn thực sự đang gặp một vấn đề lớn. Những hoạt động phản hồi của bạn sẽ không mang lại các kết quả mà khách hàng muốn.
Cửa hàng Jake’s Ice Cream là một ví dụ tuyệt vời về cách thức một mô hình kinh doanh có thể tác động đến chiến lược thương hiệu hoặc những kết quả mà khách hàng cuối cùng muốn hướng đến.
Nhà sáng tạo có tầm nhìn của các tác động ông muốn và nhận ra rằng ông đang tập trung sự chú ý của mình vào tăng trưởng, khi tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng với một dịch vụ tuyệt vời. Điều đó có nghĩa là chuyển đổi các mô hình kinh doanh lên một mức độ mới, có thể phản ánh được giá trị thương hiệu, chất lượng dịch vụ mà khách hàng đang khao khát.
Quy tắc 80/20 có thể khá khó khăn khi áp dụng trong những lần đầu tiên nhưng nó hoàn toàn có thể sử dụng vào quản trị thương hiệu chứ không phải chỉ với các hoạt động định lượng như tài chính hay sản xuất.
Quản trị thương hiệu cũng hoạt động theo quy tắc 80/20, các nhà marketing và chủ doanh nghiệp có thể đặt nhiều nỗ lực hơn vào các hoạt động để tạo dựng một mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể nhận diện các giá trị vô hình – yếu tố khách hàng đề cập đến hoặc các trải nghiệm của khách hàng, và sau đó xác định vị trí của chúng đối với các hoạt động thương hiệu và kế hoạch kinh doanh. Hãy đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào những vấn đề khách hàng mong muốn.
Quản trị thương hiệu là gì? Quản trị thương hiệu bao gồm những hoạt động tối đa hóa những trải nghiệm giúp khách hàng cảm thấy hạnh phúc. Câu hỏi đặt ra với bạn: Khách hàng nói gì về thương hiệu? và làm thế nào để bạn cải thiện các trải nghiệm của họ?