bgware

Màu sắc trong thiết kế web

Bài viết chia sẻ thông tin về ý nghĩa màu sắc trong cuộc sống, trong thiết kế web cũng như phân loại các hệ màu trong thiết kế được sử dụng hiện nay.

Màu sắc là gì?

Màu sắc là biểu hiện trạng thái bên ngoài của vật thể mà mắt con người có thể quan sát và cảm nhận được sự khác biệt giữa vật thể này với vật thể khác. Thông qua hệ thần kinh với sự kết hợp của hàng triệu sợi dây Noron thần kinh cùng 3 loại tế bào cảm thụ màu ở mắt, màu sắc từ vật thể chuyển thành những tín hiệu sóng và não sẽ phân tích trả kết quả về màu sắc của các vật thể đó. Các kết quả từ việc thu thập thôn tin và phân tích này làm con người phân biệt được các màu sắc trong sinh giới.

Màu sắc có ý nghĩa như thế nào với con người

Màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống, thử hỏi bạn sẽ như thế nào nếu chỉ toàn màu trắng và đen hoặc xem các bộ phim bom tấn với màu sắc âm bản. Thật khó chịu đúng không nào. Đúng vậy, vì từ khi sinh ra cho đến khi nhận thức được màu sắc các loài vật, vật thể, ta đã quá quen thuộc với màu sắc, đó như là một bản năng tự nhiên của con người, một khả năng được tạo hóa ban tặng. Và do đó, mặc nhiên chúng ta sẽ rất khó chịu và sẽ khó thích nghi với việc chỉ nhìn thế giới với chỉ màu trắng và đen.

Bởi vậy, màu sắc làm cho cuộc sống con người thêm phong phú, tạo cảm giác kích thích và vui thú trước các màu sắc mà con người yêu thích. Màu sắc kích thích khẩu vị các món ăn, kích thích sáng tạo cũng như vun đắp niềm đam mê. Màu sắc ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội, công nghiệp dệt may, công nghiệp in, người thiết kế web, họa sĩ, diễn viên, bác sĩ,…tất cả mọi thứ.

Màu sắc trong thiết kế web

Màu sắc trong thiết kế web tạo nên phong cách, thu hút người xem và nó có tác dụng ảnh hưởng đến tâm lý. Màu sắc còn là ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của người thiết kế. Người ta còn dùng kỹ thuật phối màu để làm cho các thiết kế trở nên sống động hơn và đặc thù hơn với ý tưởng của họ.

Trong thiết kế có những quy chuẩn nhất định về màu sắc, các sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu hay sự kết hợp các bộ màu với nhau tạo nên những phong cách đặc thù. Nhưng rõ ràng, đó cũng là những quy chuẩn do con người đặt ra, và mỗi con người có những cảm thụ về màu sắc khác nhau. Cho nên các quy chuẩn đó có thể phù hợp với thiết kế của người này nhưng sẽ không phù hợp với thiết kế của người khác. Phong cách, sự cảm thụ của từng nhà thiết kế, từng lĩnh vực thiết kế sẽ phân loại hệ màu hay cách phối trộn các màu một cách hợp lý nhất.

Các hệ màu trong thiết kế

RGB

Hệ màu RGB là tổng hợp 3 màu cơ bản gồm màu Đỏ (Red), màu Xanh lá cây (Green) và màu Xanh da trời (Blue). Đây là hệ màu được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thiết kế website và chỉnh sửa ảnh. Người ta có thể tạo ra hàng trăm ngàn màu khác nữa từ hệ 3 màu cơ bản này.

CMYK

Hệ màu CMYK là tổng hợp 4 màu chính gồm màu Cyan (da trời), màu Magenta (tím), màu Yellow (vàng) và màu black (đen). Người ta thường ứng dụng hệ màu này vào việc in ấn tạp chí, in sách, báo,…

Lap

Người ta ứng dụng hệ màu LAP như là một công cụ hiệu chỉnh màu sắc cực kỳ thú vị trong các thiết bị ảnh kỹ thuật số. Một sự thay đổi nhẹ nhàng của một điểm màu trên kênh a, kênh b hoặc cả 2 cũng sẽ tạo ta các biến đổi về màu sắc trong hệ không gian màu LAP này.
 
Lap color

Hệ màu HSB

Hệ màu HSB được ứng dụng nhiều trong việc chỉnh sửa ảnh. HSB là Hue, Saturation và Brightness. Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ xuyên thấu) xác định số lượng màu sắc và Brightness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc.
 
HSB color

Các gam màu sắc

Được chia làm 8 loại

Màu nóng:

Màu nóng có tính phản chiếu cao, nó thường tạo sự nổi bật, gây cuốn hút mạnh mẽ. Màu nóng thường được dùng như là một công cụ tạo nên những ý tưởng là điểm nhấn kích thích hành động, tạo sự tươi vui, cởi mở,…Các màu nằm trong gam màu nóng ảnh hưởng lớn đến bố cục không gian. Màu nóng gồm 2 màu chính là đỏ và vàng cùng các màu tương cận như màu cam, hồng, tím đỏ,…

Màu lạnh:

Đối lập lại với các màu nóng có thể gây cảm giác nóng bức, các gam màu như xanh làm, xanh lá cây, màu tím, và các màu xung quanh tạo cho chúng ta cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng và thanh khiết.
Màu nóng lạnh

Màu tương phản:

Màu tương phản là sự đối lập của màu nóng và màu lạnh. Tương phản với các hệ thống các màu gốc: Xanh = C, Vàng = Y, Đỏ = M. Người ta ứng dụng tính tương phản của các màu sắc trong các bảng màu của màn hình máy tính, màn hình ti vi hay máy chụp ảnh,…để làm cho hình ảnh nổi bật hơn, rực rỡ hơn.

Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tác động đến thị giác rất mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối.

Màu tương đồng:

Với những màu cùng Gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tone, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trò của nó đến quan hệ hoà sắc.
Màu tương đồng

Màu vô sắc:

Là những màu mà khi ta hoà trộn chúng với nhau không tạo nên được màu mới. Ví dụ đen, trắng và các thang độ xám khi được hoà trộn.
 
Màu vô sắc

Màu bổ túc:

Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, gồm có những cặp màu cơ bản sau đây. Đỏ – Xanh lục, Da cam – Xanh lam, Vàng – Tím. Những màu này không thể gây cảm cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn không thể có một màu gọi là “đỏ – lục” hoặc “vàng – tím”. Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, không có cảm giác nào được gọi là cảm giác “nóng – lạnh”, mà là “nóng” hoặc “lạnh”.

 Màu sắc độ:

Đây là thuật ngữ để chỉ độ đậm nhạt của từng loại màu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào việc ta cộng thêm màu đen hay màu trắng cho màu gốc để tạo nên các dải màu. Màu trắng sẽ cho ta màu sáng hơn còn màu đen thì ngược lại.

Màu sắc điệu:

Là khái niệm chỉ sự biến thiên của màu sắc. Sự kết hợp giữa các màu hữu sắc sẽ cho ta thấy điều này. Bạn có thể dễ dàng hiểu được thế nào là một bức hình “ngả vàng”, tone xanh hay thiên đỏ… đó chính là hiệu quả của sự kết hợp các màu. Màu đen, trắng và xám không có sắc điệu mà chỉ có sắc độ mà thôi.

Vòng tròn màu căn bản (The color wheel)

Vòng tròn màu căn bản
 
Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu. Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau.Ví dụ như hình bên trên, ta pha 2 màu Blue+Yellow=Green, Red+Yellow=Orange, Red+Blue=Violet.
Rồi cứ hòa trộn với nhau như thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho… riêng bạn.
Có: 7/3 đã cho sao
tiếc gì 1 click để cho sao

Bạn đã xem chưa?

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Quay lại trang Blog
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây