bgware

HTTP/2 là gì? Chi tiết thông tin bạn cần biết để SEO

HTTP/2 là gì và bạn có thể sử dụng nó như thế nào để hỗ trợ các mục tiêu SEO của mình? Tìm hiểu về cách thức hoạt động của HTTP/2, ưu và nhược điểm của nó và tại sao nó lại quan trọng trong SEO.

Bạn có thể thấy HTTP/2 xuất hiện trong báo cáo kiểm tra Google Lighthouse của mình (Google Lighthouse audit report), nếu có màu xanh lục (Đang sử dụng) hoặc sẽ là đề xuất cơ hội để cải thiện tốc độ tải trang.

Nhưng chính xác thì nó là gì và bạn có thể sử dụng HTTP/2 cho SEO như thế nào?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nó là gì và cách nó hoạt động, ưu và nhược điểm của HTTP/2 và cách triển khai nó để giúp đạt được mục tiêu tốc độ trang của bạn.

HTTP/2 là gì?

HTTP/2 là một giao thức để quản lý giao tiếp giữa trình duyệt đưa ra yêu cầu và máy chủ chứa thông tin được yêu cầu.

Nó chính thức được chuẩn hóa vào năm 2015 và có trước HTTP/1, với thời gian hơn 15 năm.

Google xác nhận rằng họ sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu các trang web qua HTTP/2 vào tháng 11 năm 2020 và John Mueller xác nhận vào tháng 5 năm 2021 rằng họ đã thu thập thông tin hơn một nửa số URL bằng giao thức HTTP/2.

John Mueller (Google)
Anh ấy nói vào thời điểm đó rằng, "điều này có nghĩa là Googlebot sẽ không cần phải dành nhiều thời gian để thu thập dữ liệu máy chủ của bạn như trước đây."

Google: Chúng tôi đang thu thập thông tin một nửa số URL qua HTTP / 2

Giao thức là gì?

Về cơ bản, một giao thức là một tập hợp các quy tắc để quản lý yêu cầu giữa máy khách và máy chủ. Nó thường bao gồm ba phần chính: Header, Payload và Footer.

  • Header chứa thông tin bao gồm địa chỉ nguồn và đích của trang, cũng như chi tiết về kích thước và loại.
  • Payload là thông tin thực tế sẽ được truyền đi.
  • Tiếp theo là Footer, nơi định tuyến yêu cầu đến người nhận dự kiến ​​và đảm bảo dữ liệu không có lỗi khi truyền đến trình duyệt.

HTTP/2 hoạt động khác với HTTP/1 như thế nào?

Có thể hiểu các yêu cầu HTTP tương tự như cách vận hành của một chiếc xe tải. Về cơ bản, một chiếc xe tải đại diện cho yêu cầu từ khách hàng đến máy chủ và con đường mà xe tải đi qua là kết nối mạng.

Khi xe tải chở yêu cầu từ trình duyệt đến máy chủ, nó sẽ tải phản hồi và đưa nó trở lại trình duyệt.

http hoạt động như cách vận hành của xe tải

HTTPS thêm một lớp bảo vệ cho những phản hồi này, để đảm bảo không ai có thể nhìn vào bên trong xe tải để xem nó chứa những gì, chẳng hạn như dữ liệu cá nhân hoặc thông tin nhạy cảm.

Vấn đề chính ở đây là các xe tải thực hiện yêu cầu không được nhanh. Họ cũng phải di chuyển với tốc độ nhất quán, bất kể yêu cầu lớn đến mức nào và họ phải đi bao xa để đạt được nó.

Một điều khác cần xem xét là hầu hết các trang web yêu cầu một chuỗi nhiều yêu cầu và chờ phản hồi để tải một trang. Ví dụ: tệp hình ảnh, tệp CSS hoặc JavaScript có thể sẽ có các phần phụ thuộc riêng của chúng, đòi hỏi nhiều hành trình hơn được thực hiện giữa trình duyệt và máy chủ.

Khi thực hiện yêu cầu qua HTTP/1, mỗi xe tải cần có đường riêng hoặc nếu xuất hiện 1 yêu cầu mới, bác xe tải cũng cần thực hiện lại yêu cầu một yêu cầu thông thường. Và đương nhiên điều này làm tăng thêm độ trễ.

Thông thường, chỉ có thể thực hiện sáu kết nối đồng thời cùng một lúc, dẫn đến các yêu cầu khác buộc phải đợi kết nối mạng. Biểu đồ thác nước là một cách hữu ích để xem độ trễ này trong hoạt động yêu cầu mạng.

Cơ chế hoạt động của HTTP/2

HTTP/2 có thể được sử dụng để cung cấp tác động tích cực đến yêu cầu mạng. Ngoài ra, tính năng Multiplex có nghĩa là sẽ có nhiều xe tải hơn có thể chạy trên một con đường cùng một lúc, do đó, kết nối mạng có thể xử lý nhiều yêu cầu hơn và cung cấp nhiều phản hồi nhanh hơn trước.

Nội dung của các yêu cầu và phản hồi này được giữ nguyên; chúng chỉ được xử lý theo một cách hơi khác.

Một tính năng hữu ích khác của HTTP/2 là Server Push, có nghĩa là máy chủ có thể phản hồi một yêu cầu với nhiều phản hồi cùng một lúc.

Ví dụ chúng ta cần trả về các tệp CSS và JavaScript cùng với HTML; tất cả chúng đều có thể được gửi cùng một lúc, thay vì cần phải được gửi riêng lẻ đến trình duyệt.

Tính năng công nghệ HTTP/2

HTTP/2 được xây dựng dựa trên cú pháp tương tự như HTTP/1, có nghĩa đây là 1 giao thức được làm mới từ giao thức HTTP. Đây là một quyết định có chủ ý nhằm giúp quá trình chuyển đổi diễn ra liền mạch nhất có thể. Các tính năng chính của HTTP/2 bao gồm:

Là kiểu nhị phân không phải là văn bản

HTTP/2 giới thiệu một sự thay đổi đối với giao thức chuyển đổi dữ liệu, từ văn bản sang nhị phân để hoàn thành các chu kỳ yêu cầu phản hồi. Các tác vụ tương tự sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng các lệnh nhị phân 1 và 0, thay vì văn bản như trước.

Điều này được thực hiện để đơn giản hóa việc triển khai các lệnh và có nghĩa là chúng sẽ dễ dàng để tạo ra và phân tích cú pháp hơn.

Ghép kênh (Multiplex)

Ghép kênh cho phép nhiều yêu cầu được thực hiện cùng một lúc qua một kết nối duy nhất. Điều này sẽ chia tải trọng thành các chuỗi nhỏ hơn, phân tích cú pháp và truyền chúng qua một kết nối duy nhất, sau đó tập hợp lại chúng trước khi chúng đến được trình duyệt người dùng.

Mục đích chính của thay đổi này là giải quyết các vấn đề với các yêu cầu tiêu tốn tài nguyên và giúp ngăn chặn các yêu cầu và phản hồi bị chặn từ người khác.

Header Compression

Header Compression (Nén header) được thiết kế để giảm chi phí đi kèm với cơ chế khởi động chậm trong HTTP/1.

Vì hầu hết các trang web có nhiều thiết kế đồ họa và nội dung, các yêu cầu của khách hàng có nhiều khung tiêu đề gần giống nhau được gửi trở lại trình duyệt, điều này gây ra độ trễ và các thông tin thừa không cần thiết với tài nguyên mạng vốn đã hạn chế.

Cơ chế nén Header cung cấp khả năng nén số lượng lớn các khung Header dự phòng và cho phép máy chủ duy trì danh sách các Header được sử dụng trong các yêu cầu trước đó. Về cơ bản, các Header sẽ được mã hóa trong một khối nén và được gửi đến máy khách cùng nhau.

Server Push

Điều này cho phép các tài nguyên có khả năng được sử dụng được đẩy vào bộ nhớ cache của trình duyệt trước khi chúng được yêu cầu. Thông tin hoặc tài nguyên được dự đoán sẽ có trong các yêu cầu trong tương lai (dựa trên các yêu cầu trước đó) cũng sẽ được gửi đi cùng với việc chờ đợi phản hồi của các yêu cầu khác cho nó.

Điều này ngăn chặn nhu cầu về một lượt yêu cầu và phản hồi khác và được thiết kế để giảm độ trễ mạng đi kèm với một số tài nguyên được sử dụng để tải một trang.

Stream Prioritization

Stream Prioritization là nơi ưu tiên được đưa ra cho các luồng dữ liệu cụ thể, dựa trên các yếu tố phụ thuộc và trọng lượng được chỉ định cho từng luồng.

Điều này cho phép máy chủ tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên dựa trên các yêu cầu của người dùng cuối.

HTTP/2 và HTTPS

Hỗ trợ cho HTTP/2 chỉ khả dụng thông qua các kết nối được mã hóa, có nghĩa là HTTPS là bắt buộc. Không có gì ngạc nhiên khi yêu cầu này là bắt buộc, nó giúp trình duyệt và máy chủ bảo mật hơn.

Nó không chỉ tăng cường bảo mật cho người dùng và ứng dụng mà còn yêu cầu ít lần làm việc của TLS hơn và dẫn đến mức tiêu thụ tài nguyên thấp hơn ở cả phía máy khách và phía máy chủ.

Ưu điểm của HTTP/2

Đương nhiên, là công nghệ được cập nhật, HTTP/2 sẽ mang lại một số lợi ích.

Cập nhật lên HTTP/2 không phải là một quá trình di chuyển và sẽ không yêu cầu thay đổi URL. Đó là một sự thay đổi về giao thức sẽ không đòi hỏi quá nhiều điều thực hiện từ phía SEO.

NSS đã khám phá bốn lợi ích lớn nhất từ ​​góc độ SEO bên dưới đây. Tuy nhiên, chắc chắn danh sách dưới đây sẽ không thể đầy đủ các lợi ích mà HTTP/2 mang lại.

Hiệu suất web

Một số tính năng mới trong HTTP/2 được thiết kế để cải thiện hiệu suất của các trang web và giúp tiết kiệm tài nguyên cần thiết để thu thập dữ liệu các trang web.

Ví dụ: tính năng ghép kênh (Multiplex) trong giao thức HTTP/2 có nghĩa là các yêu cầu và phản hồi sẽ không chặn lẫn nhau, điều này giúp giảm độ trễ và do đó cung cấp hiệu suất web nhanh hơn.

Khả năng gửi và nhận nhiều dữ liệu hơn cho mỗi yêu cầu giao tiếp là một ví dụ thực tế khác về lợi thế hiệu suất.

Ngoài ra, ưu tiên luồng (stream prioritization) cho phép sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm thời gian yêu cầu nội dung đến từ người dùng.

Hiệu suất di động

Ngoài hiệu suất web tổng thể, hiệu suất di động cũng có thể được cải thiện nhờ HTTP/2. Điều này là do HTTP/2 được thiết kế trong xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày nay.

Ghép kênh và nén header đặc biệt giúp giảm độ trễ khi truy cập các trang web và điều này cũng được thấy trên các mạng di động có băng thông hạn chế.

Về cơ bản, trải nghiệm web được tối ưu hóa HTTP/2 cho người dùng di động theo những cách mà trước đây chỉ dành cho người dùng máy tính để bàn, bao gồm cả hiệu suất và bảo mật.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Do những cải tiến về hiệu suất nói trên, trải nghiệm người dùng cũng sẽ ảnh hưởng tích cực bởi HTTP/2. Khi một trang web tải nhanh sẽ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng và sự ưa chuộng thương hiệu nói chung.

Như Google cho biết, xác suất tỷ lệ thoát tăng 32% nếu tải trang từ 1 giây lên 3 giây và HTTP/2 là một cách bạn có thể giúp cải thiện tốc độ tải.

Tăng cường an ninh

Do HTTP/2 cần được phân phối qua HTTPS, nó sẽ đảm bảo tất cả các trang web được mã hóa và bảo mật.

Ngoài ra, nó cũng giúp đảm bảo bản thân các ứng dụng được bảo vệ khỏi bất kỳ cuộc tấn công nguy hiểm nào có thể dẫn đến việc trang web bị loại khỏi kết quả tìm kiếm hoàn toàn.

Thuận lợi cho SEO

Tất nhiên, tất cả những điều này kết hợp lại cũng sẽ có tác động tích cực đến SEO.

Mặc dù Google đã xác nhận rằng việc sử dụng HTTP/2 sẽ không giúp tăng xếp hạng trực tiếp. Nhưng gián tiếp các yếu tố này có thể sẽ đưa vào bản cập nhật Trải nghiệm trang (Page Experience update) sắp tới chăng?

Tất cả chúng cũng có thể tác động đến khả năng hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm, cùng với trải nghiệm người dùng và chuyển đổi.

Nhược điểm của HTTP/2

Như với tất cả các công nghệ khác, HTTP/2 cũng mang lại một số nhược điểm để bạn cân nhắc chuyển đổi.

Không phải tất cả các trình duyệt đều hỗ trợ HTTP/2. Điều đáng chú ý là vào cuối năm 2015, hầu hết các trình duyệt chính đã bổ sung hỗ trợ cho giao thức mới; tuy nhiên, cần đảm bảo rằng các trình duyệt mà người dùng của bạn truy cập vào trang web được hỗ trợ.

Caniuse.com cho biết những trình duyệt nào hỗ trợ HTTP/2 và tại thời điểm viết bài, có 9 phiên bản trình duyệt cũ hiện không hỗ trợ. Tuy nhiên, việc người dùng sử dụng các trình duyệt này trên toàn cầu là thấp.

Thống kê trình duyệt hỗ trợ HTTP/2
Thống kê trình duyệt hỗ trợ HTTP/2

Do tính năng server push, có khả năng bị lãng phí băng thông do dữ liệu có thể được gửi đến trình duyệt nhưng không thực sự được sử dụng.

Vì một yêu cầu tải trang có thể cần một nội dung cụ thể hoặc giao thức đoán trước một yêu cầu khác sẽ được thực hiện, nhưng không có nghĩa là luôn luôn như vậy. Điều này làm các tài nguyên không cần thiết có thể được gửi đến trình duyệt.

Ngoài ra, việc ghép kênh có thể khiến máy chủ nhận được một số lượng yêu cầu ngắn cùng một lúc, điều này có khả năng làm quá tải các máy chủ, nếu chúng không được điều chỉnh. Cũng có thể có sự chậm trễ nhỏ và phức tạp trong quá trình gỡ lỗi của HTTP/2, do định dạng nhị phân được sử dụng thay vì định dạng văn bản được sử dụng trong HTTP/1.

Chuyển đổi lên HTTP/2

Việc nâng cấp lên HTTP/2 cuối cùng phụ thuộc vào máy chủ. Nếu máy chủ hiện không thể hỗ trợ HTTP/2, hãy nói chuyện với quản trị viên máy chủ hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn.

Nếu máy chủ của bạn có thể hỗ trợ HTTP/2, nó có thể tự động phân phối nội dung qua giao thức mới. Bạn có thể đảm bảo máy chủ của mình có thể hỗ trợ nó bằng cách đảm bảo bạn sử dụng CDN cũng hỗ trợ HTTP/2 và bạn đang sử dụng chứng chỉ HTTPS.

Bạn có thể kiểm tra xem máy chủ của mình có thể hỗ trợ HTTP/2 hay không bằng cách sử dụng trang web http2.pro. Điều này sẽ cho bạn biết liệu máy chủ của bạn có hỗ trợ HTTP/2, ALPN và Server-push hay không.

kiem tra xem may chu trang web của ban co ho tro http2 khong

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra xem tài nguyên nào hiện đang được cung cấp qua HTTP/2 trong Công cụ dành cho nhà phát triển của Chrome (Chrome Dev Tools).

http-2-la-gi-chi-tiet-thong-tin-ban-can-biet-de-seo-3

Tải lại trang và xem lại danh sách các yêu cầu được thực hiện, trong cột giao thức (Protocol), bạn sẽ thấy tài nguyên nào được trả về thông qua HTTP/2. Google tham chiếu điều này với tên gọi h2.

http-2-la-gi-chi-tiet-thong-tin-ban-can-biet-de-seo-4

Cần lưu ý rằng bạn không thể 'buộc' Googlebot thu thập dữ liệu trang web của bạn qua HTTP/2.

Nếu trang web của bạn hỗ trợ nó, thì nó đủ điều kiện để được thu thập thông tin bằng giao thức. Nhưng trước mắt, Google sẽ chỉ làm điều này nếu họ cho rằng nó có lợi (tiết kiệm tài nguyên).

Kiểm tra Google Lighthouse cũng sẽ hiển thị nếu trang web của bạn đang được tải bằng HTTP/2.

http-2-la-gi-chi-tiet-thong-tin-ban-can-biet-de-seo-5

Nếu trang web của bạn chưa sử dụng HTTP/2, có thể bạn sẽ nhận được đề xuất sử dụng như hình bên dưới.

http-2-la-gi-chi-tiet-thong-tin-ban-can-biet-de-seo-6

Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về HTTP/2, bạn có thể đọc Tài liệu dành cho nhà phát triển của Google (Google Developer Documentation), cũng như các Câu hỏi thường gặp về HTTP2 này tại these HTTP2 FAQs.

Có: 10/2 đã cho sao
tiếc gì 1 click để cho sao

Bạn đã xem chưa?

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.

Quay lại trang Blog
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây