bgware

Tại sao bạn nên làm mới website nhà hàng của mình ?

Bạn có biết rằng việc làm mới website nhà hàng cũng là một phương pháp cung cấp các trải nghiệm mới lạ đến khách hàng, tăng mức độ hài lòng và sự tin tưởng của họ?

Đối với việc kinh doanh nhà hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, việc trang web ảnh hưởng lớn thế nào đến quá trình kinh doanh. Nó không chỉ hiển thị các khuyến mãi của nhà hàng, thu hút thực khách tìm kiếm trên internet, khách hàng mới đến với bạn như thế nào ... khác nhiều so với các địa phương nhỏ khác ở Việt Nam. Bất cứ khi nào bạn muốn thay đổi hay cập nhật thêm những món ăn mới trong menu hiển thị trên website, hãy xem xét việc làm mới cả những khu vực khác.

Sau một thời gian hoạt động bạn dần nắm bắt sâu sắc hơn đặc tính riêng biệt của trang web nhà hàng và nhận được rất nhiều lời nhận xét khác nhau từ khách hàng. Hãy tận dụng những yếu tố đó và áp dụng làm mới website của mình. Điều này sẽ giúp bạn hoàn toàn khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 bước cập nhật thiết kế website nhà hàng của bạn theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Tuy nhiên, trước khi cập nhật, chúng ta nên tìm hiểu một số lỗi trang web nhà hàng thường xảy ra.
  • Thiết kế website nhà hàng của bạn không thân thiện với người dùng điện thoại
  • Bạn muốn cập nhật mới màu sắc và font chữ trên website
  • Thay đổi nội dung và hình ảnh độc đáo hơn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (lượng khách truy cập trở thành khách hàng thực tế) quá thấp hoặc số khách truy cập rời bỏ trang web cao
  • Nhận được nhiều lời phàn nàn của khách hàng về trang web
Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về các bước cập nhật:

Bước 1: Kiểm tra lại trang web hiện có

Bước đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra lại tổng thể trang web nhà hàng của mình. Lập một danh sách những yếu tố cần cải thiện (theo ý kiến chủ quan và ý kiến từ khách hàng).

Hãy đặt mình vào vị trí của một khách hàng mới, lần đầu tiên truy cập vào website để có cái nhìn khách quan hơn. Bên cạnh đó, bạn nên truy cập vào các trang khác nhau và trả lời một số câu hỏi sau:
  • Website có dễ dàng điều hướng hay không?
  • Hình ảnh trên website đã ổn chưa?
  • Website có thể trả lời mọi thắc mắc của khách hàng mới về nhà hàng hay không?
  • Có yếu tố CTA (Call – to – action: kêu gọi hành động) ở mỗi trang web không?
  • Nội dung đã ngắn gọn, truyền tải trực tiếp vấn đề và giúp ích cho khách hàng chưa?
  • Vị trí, giờ mở cửa và số điện thoại của nhà hàng có dễ tìm không?
Bước tiếp theo, bạn cần truy cập vào back-end(1) của website và kiểm tra những mục sau đây để đảm bảo hiệu suất hoạt động của web đối với các công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO):
  • Tiêu đề trang (thẻ Title): nếu các trang của web không có tiêu đề độc đáo thì cập nhật mới là điều bạn nên làm.
  • Phần mô tả trang (thẻ Meta Description): mỗi trang đều cần có phần mô tả riêng, tóm tắt nội dung trang cho các công cụ tìm kiếm. Cũng giống như tiêu đề, phần mô tả trang không được trùng lặp.
  • Liên kết gãy (Broken link): Hãy kiểm tra để đảm bảo rằng mọi liên kết của website đều hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra xem hình ảnh có Alt Text(2) hay chưa, nếu chưa có, bạn nên truy cập vào back-end và bổ sung.
  • Kiểm tra tốc độ và hiệu suất của trang bằng công cụ sau đây của Google: https://developers.google.com/speed/pagespeed/
(1) Front-end và back-end là các thuật ngữ chỉ các giai đoạn bắt đầu và kết thúc của một quá trình xử lí. Khái niệm này thường sử dụng trong lĩnh vực phát triển phần mềm.

Trong thiết kế phần mềm là một phần của hệ thống phần mềm, tương tác trực tiếp với người sử dụng. Cụ thể, đó là hệ thống các giao diện người dùng (GUI).

Back-end gồm có các thành phần để xử lí các thông tin từ Front-end. Thông thường ám chỉ tới việc tương tác với DBMS (hệ quản trị dữ liệu).

(2) Alt Text: là những văn bản được sử dụng để mô tả cho các phần tử nào đó trên trang mà người dùng không thể đọc được.

Bước 2: Tham khảo ý kiến khách hàng

Hãy lựa chọn những khách hàng thân thiết nhất của nhà hàng và hỏi thăm ý kiến của họ về website: những ưu điểm và nhược điểm của website. Sau đó, bạn có thể hỏi xem họ mong đợi điều gì mới ở website nếu bạn tiến hành thay đổi.

Ý kiến của khách hàng thân thiết là một trong những tiêu chí quan trọng mà bạn cần tham khảo khi thiết kế lại website nhà hàng.

Bước 3: Sao lưu dữ liệu (Back Up)

 
Đừng quên sao lưu dữ liệu trước khi bắt tay làm mới website. Có rất nhiều cách để sao lưu dữ liệu trên website như sử dụng plugin(3), sử dụng dịch vụ sao lưu của máy chủ...

Bạn cần sao lưu chủ đề, các tệp tin và cơ sở dữ liệu của website phòng trường hợp rủi ro khi cập nhật.

(3) Plugin: là một bộ phần mềm hỗ trợ, bổ sung các tính năng cụ thể cho một phần mềm ứng dụng lớn hơn, ở đây là website.  

Bước 4: Điều chỉnh và làm mới

Bạn nên nghiên cứu các số liệu thống kê về thói quen truy cập của khách hàng và chắc chắn rằng các trang web có lượng truy cập lớn phải đảm bảo được tiêu chí dễ tìm sau khi website nhà hàng được cập nhật, tiến hành làm mới những trang có hiệu suất thấp hơn.

Hãy nghiên cứu những thông điệp mới, thú vị hơn và hiển thị chúng trên các trang của website, cung cấp những trải nghiệm mới lạ cho khách truy cập.

Điều chỉnh và làm mới không có nghĩa là bạn phải làm website nhà hàng mới hoàn toàn, thay vào đó, bạn có thể sử dụng lại phần nội dung nhưng sửa đổi cách diễn đạt thú vị hơn, mới mẻ hơn.

Bước 5: Thử nghiệm

Sau khi cập nhật xong, hãy quay trở lại bước 1 để đánh giá tổng thể lại trang web. Mọi yếu tố trên website phải hoạt động tốt sau khi cập nhật, bao gồm cả hệ thống đặt bàn trực tuyến, các hình thức liên lạc cũng như hình thức đăng ký nhận bản tin email.

Tổng kết

Luôn làm mới hình ảnh, cung cấp các thông tin kịp thời và chính xác là tiêu chí mà mọi website nhà hàng cần có. Bạn có thể tự mình thực hiện hoặc tìm những đối tác chuyên thiết kế trang web nhà hàng để cập nhật mới và đảm bảo tính chuyên nghiệp cho website.

Chúc các bạn thành công.
Có: 0/0 đã cho sao
tiếc gì 1 click để cho sao

Bạn đã xem chưa?

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.

Quay lại trang Blog
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây